GIỚI THIỆU
Thán đồ (Capnography) hay biểu đồ ghi nhận nồng độ khí CO2 là chỉ số quan trọng trong theo dõi chỉ số sinh tồn trong gây mê cho phép đánh giá trực tiếp tình trạng hô hấp của thú.
Thán đồ cung cấp cho bác sĩ biểu đồ về nhịp hô hấp (RR) và nhịp điệu tim (rhythm), giá trị của áp lực CO2 cuối thì thở ra (end tidal carbon dioxide) và phần trăm lượng CO2 trong thể tích khí hít vào (FiCO2). Bên cạnh đó, thán đồ còn giúp cảnh báo vấn đề trong gây mê như đặt nội khí quản sai vị trí hoặc tình trạng suy hô hấp của thú.
Thán đồ đo lượng CO2 trong lượng khí được thú hít vào và thở ra trong mỗi chu kỳ hô hấp. Những thông tin này sẽ được diễn giải liên tục bằng giá trị ETCO2 và biểu đồ sóng trên máy monitor. Thán đồ không phản ánh trực tiếp nồng độ CO2 trong máu mà lượng CO2 được thở ra phản ánh gần đúng với phân áp CO2 máu động mạch (PaCO2). Giá trị ETCO2 thường thấp hơn PaCO2 khoảng 1-5mmHg ở thú nhỏ do yếu tố khí pha loãng trong không gian chết phế nang (alveolar dead space gases). Không gian chết phế nang đề cập đến các phế nang được thông khí nhưng không được tưới máu. Điều này gấy ra sự khác biệt nhỏ giữa PaCO2 và ETCO2 vì khí trong không gian chết phế nang có nồng độ CO2 thấp hơn do không tham gia vào quá trình trao đổi khí.
Hầu hết máy dùng để đo CO2 hiện này dựa trên phương pháp phổ hồng ngoại hấp thụ. Máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại và khí CO2 sẽ hấp thu một phần tia hồng ngoại, làm giảm lượng ánh sáng còn lại đi đến bộ cảm biến. Do đó, lượng ánh sáng được xác định bởi máy monitor càng thấp nghĩa là nồng độ CO2 tại vị trí lấy mẫu càng nhiều. Ngược lại, lượng ánh sáng đi tới bộ cảm biến càng cao thì nồng độ CO2 tại vị trí lấy mẫu càng ít.
DIỄN GIẢI THÁN ĐỒ CO2
Lượng CO2 trong máu được xác định bởi 3 yếu tố:
- Lượng CO2 do tế bào thải ra
- Lượng CO2 di chuyển từ tế bào đến phổi
- Tốc độ loại thải CO2 từ phổi ra bên ngoài cơ thể
Khoảng giá trị bình thường của ETCO2 ở thú nhỏ: 35-45 mmHg (4,7-6 kPa). Khoảng giá trị bình thường ở mèo có thể thấp hơn, nằm trong khoảng 32-35 mmHg.
Maximum point: vị trí giá trị ETCO2 được ghi nhận (trước khi kỳ hít vào xảy ra)
Mỗi chu kỳ hô hấp gồm 4 pha (pha 0,1,2,3) và 2 góc (góc alpha và beta):
Pha 0: đoạn đi xuống, đại diện cho thì hít vào (inspiration). Thú nên được hít vào khí không chứa CO2.
Pha 1: Đoạn đại diện cho thời điểm bắt đầu thở ra (the beginning of expiration). Đoạn này phản ánh khoảng chết giải phẫu (dead space gases) do phần lớn khí trong khoảng chết này sẽ không tham gia vào quá trình trao đổi khí. Ví dụ: khí ở khí quản và phế quản
Pha 2: Đoạn đi lên, là nơi lượng CO2 bắt đầu tăng dần do khí trong khoảng chết giải phẫu trộn với khí phế nang để diễn ra quá trình trao đổi khí.
Pha 3: Có dạng cao nguyên, các khí được thải ra hầu hết là khí phế nang. Giá trị ETCO2 được lấy tại vị trí cao nhất trước khi kỳ hít vào tiếp theo được diễn ra.
Góc alpha: nằm ở góc trái mỗi chu kỳ hô hấp, giữa pha 1 và pha 2. Tăng góc alpha có thể xảy ra do tắc nghẽn đường hô hấp
Góc beta: nằm ở góc phải mỗi chu kỳ hô hấp, giữa pha 3 và 0. Tăng góc beta có thể xảy ra do thú hít thở lại hít CO2 đã được loại bỏ trước đó.
1. Giảm CO2 trong máu
Tình trạng xảy ra khi mức CO2 thấp hơn 30 mmHg. Khi ETCO2 thấp hơn 20 mmHg, tình trạng co mạch máu não có thể xảy ra và ngăn cản vận chuyển oxy đến não.
Các nguyên nhân gây giảm CO2 trong máu:
2. Tăng CO2 trong máu
Tình trạng xảy ra khi mức CO2 cao hơn 60 mmHg, làm tình trạng giãn mạch máu não xảy ra và dẫn đến tăng áp lực nội sọ (intracranial pressure). Tình trạng tăng CO2 máu kéo dài làm giảm pH gây ra nhiễm toan cho thú. Điều này làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim do mất cân bằng axit-bazo.
Các nguyên nhân gây tăng CO2 trong máu:
Năm bước diễn giải hình dạng biểu đồ ETCO2
Điều quan trọng trước tiên khi phân tích biểu đồ ETCO2 là bác sĩ phải biết được biểu đồ bình thường trông như thế nào để từ đó bác sĩ sẽ tiếp cận và phân tích các thông tin mà biểu đồ mang lại trong những tình huống thực tế. Dưới đây là qui trình 5 bước tiếp cận cụ thể sẽ giúp cho bác sĩ đánh giá mọi khía cạnh của biểu đồ và giúp loại bỏ các diễn giải sai về biểu đồ ETCO2.
Các hình dạng biểu đồ bất thường ETCO2 thường gặp trên thú nhỏ:
a. Không có biểu đồ
Sau khi đặt nội ống khí quản nhưng máy monitor không hiển thị biểu đồ sóng ETCO2.
Nguyên nhân:
- Chưa đặt được ống vào khí quản của thú
- Thú ngưng thở/chết
- Lỗi hệ thống đo ETCO2
b. Biểu đồ đặt ống vào phế quản (endobronchial intubation)
Giá trị ETCO2 trong hình trên là 60 mmHg cho thấy tình trạng hạ CO2 ở thú, nhưng nhịp hô hấp và nhịp điệu tim lại bình thường và giá trị FiCO2 là 0 mmHg. Hình dạng biểu đồ bất thường vì giai đoạn bình nguyên (plateau phase) có thêm một đỉnh khác nơi lượng CO2 tăng lên.
Nguyên nhân: Đặt ống đi quá ngã ba khí quản, làm ống khí quản đi vào 1 bên phế quản.
Một “đỉnh” khác trong biểu đồ xuất hiện do bên phổi “ không được” ống nội khí quản đặt vào khiến lượng CO2 tăng cao hơn bên còn lại.
c. Biểu đồ tăng CO2
Giá trị ETCO2 cao hơn khoảng bình thường ở thú. Nhịp hô hấp và nhịp điệu tim bình thường nhưng độ cao sóng cao hơn bình thường. Giá trị FICO2 là 7 mmHg và giai đoạn hít vào trong chu kỳ hô hấp chạm được đường cơ sở cho thấy thú đang không thở lại. Hình dạng biểu đồ này được coi là bình thường.
Nguyên nhân: (đã đề cập ở phần trước)
d. Biểu đồ giảm CO2
Giá trị ETCO2 thấp hơn khoảng bình thường ở thú. Nhịp hô hấp và nhịp điệu tim tăng cao, độ cao sóng thấp hơn bình thường. Giá trị FICO2 là 0 mmHg và giai đoạn hít vào trong chu kỳ hô hấp chạm được đường cơ sở cho thấy thú đang không thở lại. Hình dạng biểu đồ này được coi là bình thường.
Nguyên nhân: (đã đề cập ở phần trước)
e. Biểu đồ CO2 trước khi thú bị ngừng tim
Biểu đồ hiển thị sự giảm dần của CO2 là dấu hiệu khi thú bị ngừng tim. Biểu đồ CO2 có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả khi hồi sức tim phổi cho thú.
f. Biểu đồ thú đang thở lại khí CO2 được thải ra
Giá trị ETCO2 bình thường. Nhịp hô hấp bình thường và độ cao cũng bình thường. Giá trị FIO2 là 7 mmHg nhưng giai đoạn hít vào trong chu kỳ hô hấp không chạm được đường cơ sở và góc beta tăng cho thấy thú đang thở lại lượng khí CO2 được thải ra.
Nguyên nhân:
- Trường hợp thú không sử dụng hệ thống thở lại: tốc độ lưu lượng khí không đủ
- Trường hợp thú không sử dụng hệ thống thở lại: bộ hấp thụ CO2 bị hết hoặc vấn đề ở van thở một chiều.
g. Biểu đồ xuất hiện dao động tim (Cardiogenic oscillations)
Giá trị ETCO2 ở mức cao nhất trong khoảng bình thường khi gây mê. Nhịp hô hấp thấp và độ cao bình thường. Giá trị FICO2 là 0 mmHg và giai đoạn hít vào trong chu kỳ hô hấp chạm được đường cơ sở. Hình dạng biểu đồ này được coi là bất bình thường vì không có giai đoạn bình nguyên (plateau phase) kỳ thở ra. Ở cuối giai đoạn bình nguyên có sự dao động trước kỳ hít vào tiếp theo của thú.
Nguyên nhân: do tình trạng dao động tim (sự biến đổi theo chu kỳ của tuần hoàn phổi)
h. Biểu đồ khi tắc nghẽn đường thở
Giá trị ETCO2 bình thường. Nhịp hô hấp, nhịp điệu tim bình thường và độ cao sóng cũng bình thường. Giá trị FICO2 là 0 mmHg và giai đoạn hít vào trong chu kỳ hô hấp chạm được đường cơ sở. Hình dạng biểu đồ này được coi là bất bình thường và có hình “vây cá mập” cho thấy có tắc nghẽn ở kỳ thở ra.
Nguyên nhân: tắc nghẽn đường thở (dịch nhầy, dây đường thở bị xoắn) hoặc bệnh lý (bệnh co thất phế quản hoặc hen suyễn ở mèo).
Tài liệu tham khảo:
- Clancy, N. (2023). The Veterinary Nurse’s practical guide to small animal anaesthesia. John Wiley & Sons.